Hỡi Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em thân mến có chung cùng một dòng máu Thánh thân mến,
“Là ơn siêu nhiên” Chúa sinh thành “lương giáo một cha”, “Tứ hải giai huynh đệ” chúng ta đang sống trong năm thánh của Tình Yêu Thiên Chúa” Tin mừng (Mt 5, 1-12) truyền đạt cho ta cốt là của các MỐI PHÚC THẬT. Hãy đào sâu xem chúa muốn dạy bảo ta sống Thật hạnh Phúc giống Chúa là Đấng tràn ngập tình yêu và hạnh phúc – Ta là Thiên Chúa Tình Yêu (I Gi14).
Bát Phúc chính là chân dung của Chúa Giêsu. Thiên Chúa tự diễn tả mình qua tám mối phúc thật- thực hành là sống Lời Giáo Huấn này là đã Giống Ngài”. Các nhà kinh thánh học thường qui tụ 8 mối phúc thành 4 nhóm:
Nhóm 1 gồm 2 câu: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó” Phúc cho những ai ăn ở hiền lành , người có tinh thần nghèo khó và kẻ hiền lành đều do 1 từ gốc “Anawim” nghĩa là người yếu thế, kẻ thấp cổ bé miệng – cộng thêm vào chữ TINH THẦN từ này có nghĩa là KHIÊM NHƯỜNG, KIÊN NHẪN, hiền hoà, bất bạo động. Trong kinh thánh, khiêm nhương và hiền lành thường đi đôi với nhau. Điển hình là Chúa Giêsu dạy các môn đệ : “hãy học với Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng”. (Mt 21-5)
A. Lập lại Lời Tiên Tri Isai, Thánh Matheu đã phác hoạ chân dung Chúa Giêsu như sau: Người không khoác lác, không phô trương. Người ta không nghe tiếng Người nói trong công trường. Người đã không bẻ cây sậy đã dập và không bóp tắt ngọn đèn còn ngún khói (Mt 12-20).
Kính thưa quý chư huynh, chư đệ, sư tỷ, sư muội “hiền lành và khiêm nhượng”là 2 nhân đức chúng ta cần có: chúng ta thấy một người rất đạo đức, lời kinh tụng trên môi miệng – mỗi ngày hiệp Thánh Thể, nguồn sự thiện hảo , mà lộ liễu chanh chua, điêu ngoa, họm hỉnh, ngang ngược, xấc láo, cải vả, trật thượng thì xem ra có giống Chúa Giêsu:hiền lành và khiêm nhượng thật trong lòng không !?
B. Thật là một điều không phải ngẫu nhiên việc Chúa Giêsu chỉ dạy các môn đệ và chúng ta cách rõ ràng (về 2 nhân đức này) “HÃY HỌC VỚI THẦY”
Nhân đức thứ nhất: HIỀN LÀNH : sự nhấn mạnh đến 2 nhân đức này âu cũng vì đó là 2 nhân đức khó tập và hoạ hiếm. ví dụ giáo dân thường phàn nàn “Linh mục nóng nảy, nóng nảy nơi toà giảng . Ai nói động đến Cha, nhiều khi mới chỉ là tin đồn, Cha đã lôi đình mắng cho một mẻ. Có người thiện ý đến trình những cái không hay, không đúng của Cha.., Cha đã nặng lời xua đuổi. Người này cũng không phải hiếm nơi những người tín hữu cho là mình “Thánh và đạo đức”. Linh mục hay giáo dân bao giờ cũng chỉ muốn được khen mà không muốn nghe ai chê hoặc góp ý hay giúp mình sửa mình. Linh mục nóng nảy nơi toà giải tội. Toà của lòng khoan dung, thứ tha Thiên Chúa dùng để nói lên lòng thương xót của Chúa “châm bất bình hà hay khoan dung thứ tha”. Sự hiền lành, lòng thương yêu và sự tha thứ - La rày, nạt nộ giáo dân nơi toà giải tội là điều không thích hợp. Nóng nảy là bản chất con người, dù linh mục hay giáo hữu cho mình thánh đức, những khi bị quấy rầy, hoặc làm xáo trộn giờ đọc kinh, dâng lễ, làm việc , giờ ăn uống ngủ nghỉ, lúc giải trí hay ngày nghỉ. Nóng nảy không phải là đặc tính của linh mục hay của người tín hữu đạo đức mà ngược lại phải là HIỀN LÀNH. Và linh mục và tín hữu thánh đức phải là 2 từ đồng nghĩa với nhau.
a) Với giáo dân hay ngược lại với ‘con người” ta phải sống thế nào để họ không sợ khi phải đến với nhau.
b) Với những người mà Đức Giêsu gọi là không mạnh khoẻ, chúng ta linh mục hay người tín hữu thánh đức phải tỏ ra như vị lương y vui vẻ, hiền hoà. Từ lương y như từ mẫu. Vì như Thánh Fanxico Salero dạy: Người ta bắt nhiều ruồi với một muỗng mật hơn là một chén dấm.
Nhân đức thứ 2: KHIÊM NHƯỜNG
Hiền còn khiêm hạ cũng khó và có vẻ khó tập với linh mục và người đạo đức. Thật đó là sự tự hạ “gốc Humus là đất” Khiêm nhu là Humilis.
Nói về Giêsu Ngôi hai, Thánh Phaolo nhắc nhở giáo đoàn Philiphe vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng Ngài không nghĩ rằng mình nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Philip 2/6) Anh em chị em chúng ta thì ngược lại: Rút ra từ loài người…cũng vậy, đầy dẫy sự yếu đuối và cũng phải dâng lễ ĐỀN TỘI cho chính mình và cho anh em. Thế mà chúng ta không nghĩ mình con ngang hàng với loài người nhưng cứ cho mình là thần thánh “linh mục cũng như người giáo hữu nghĩ mình đạo đức thánh thiện hơn anh em. Thành thật mà nói, chúng ta là người khó dạy nhất, vì chúng ta là “thầy …thánh” là tiến sĩ. Chúng ta cũng thường là những người khó sửa nhất, mặc dầu tật xấu không hẳn là ít hơn kẻ tội lỗi và yếu đuối. Những người như chúng ta là những người tự cao và nhiều tự ái và có ý riêng cao nhất, do đó khó tuân phục khó vâng lời. Kinh nghiệm đã cho thấy: hiện nay trong hội thánh, những người nói hành nói xấu Đức Thánh Cha hay Giám mục, linh mục nhiều nhất không phải chỉ là người ngoài giáo hội mà là chúng ta cho mình là những kẻ thánh đức. Cũng vì khó vâng lời, thiếu chất Lành và Khiêm nhu, mà chúng những cái lộn xộn, pha lẩn vàng thau chế biến đã xảy ra trong các cử hành lễ tế thờ phượng, trong cách áp dụng giáo luật, trong cách điều hành nhất là trong cách ăn ở, nếp sống của mình. Hội Thánh dạy chúng ta hằng ngày trong thánh lễ cầu xin cho Hội Thánh được Bình An và Hiệp Nhất theo Thánh ý Chúa, chúng ta, “người mang danh Kitô” có hiền lành và khiêm nhường chưa – Giáo Hội có thể nói sẽ Hiệp Nhất và Bình An hơn. (còn tiếp...)
Linh Mục Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị