0

CON NGƯỜI ĐẾN KHÔNG PHẢI ĐƯỢC PHỤC VỤ, NHƯNG LÀ ĐỂ PHỤC VỤ VÀ HIẾN DÂNG MẠNG SỐNG

Thursday, June 9, 2022.

Linh Mục Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị sinh ngày 24 tháng 11 năm 1939 tại Sài Gòn, chịu chức Linh mục ngày 14 tháng 05 năm 1968 tại Sài Gòn, đã về nhà Cha lúc 10g20' sáng ngày 07 tháng 06 năm 2022 tại tư gia. Hưởng thọ 83 tuổi, sau 54 năm Linh mục.

Theo di nguyện của Cha cố Gioan Kim Khẩu :

* Khi qua đời, linh cửu nằm sát đất, Không phúng viếng, không hoa nến,.. tất cả dành cho người nghèo khó, giúp đỡ họ trong những ngày quàn tang.

* Ước mong được làm cánh hoa tình thương lan toả Đức tin cho những mảnh đời nghèo khó như Thánh quan thầy Gioan Kim Khẩu.

Ngài đã theo gương Chúa Giêsu : Đấng đã đến trần gian không để được người ta hầu hạ phục vụ nhưng để phục vụ mọi người cho đến chết trên thập giá.

Linh mục Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị là một thành viên trong linh mục đoàn Sài Gòn. Ngài được Đức Cố Tổng Giám Mục Phaolo Nguyễn Văn Bình truyền chức linh mục vào ngày 14 tháng 05 năm 1968 tại Vương Cung Thánh đường nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.

Theo chia sẻ của linh mục TĐD Inhaxio đã nói về cuộc đời của cố linh mục Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị luôn gắn liền với những nơi cổ kính nhất thành phố Sài Gòn.

Trong 54 năm linh mục, cha cố Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị đã có 48 năm phục vụ Tổng Giáo Phận và 6 năm nghỉ hưu.

- Từ năm 1968 đến năm 1970 Ngài đã phục vụ tại họ đạo Chợ Quán, một nơi có gần 300 năm thành lập.

- Từ năm 1970 đến năm 1975 Ngài đã phục vụ tại họ Đạo Thủ Thiêm, nơi này cũng được thành lập 163 năm.

- Từ năm 1975 đến năm 1981 Ngài đã phục vụ tại nhà thờ Chí Hoà, nơi này được thành lập 251 năm

- Và nơi cuối cùng Ngài đặt chân đến là giáo xứ Khiết Tâm, Ngài phục vụ nơi này từ năm 1981 đến năm 2016.

Cũng theo lời nhận xét của Linh mục TĐD Inhaxio trong thánh lễ an táng, Cha cố Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị sống trọn vẹn Lời Chúa trong 3 điểm:

* Hiền lành và khiêm nhường trong lòng. Những ai đã gặp cha đều cảm thấy ngài là một vị linh mục hiền lành, một người cha nhân hậu. Nói chuyện rất dễ dàng đối với mọi người.

* Triệt để sống Lời Chúa, sống tinh thần Tám Mối Phúc, đặc biệt là mối phúc nghèo khó. Ngài sống rất nghèo. Có cái gì ngài đều chia sẻ cho những mảnh đời bất hạnh, những người nghèo khổ mà ngài biết được. Ngài là 1 linh mục sống rất nghèo, ai cũng thấy điều đó.

* Yêu thương cộng đoàn dân Chúa nơi ngài phục vụ, giáo dân rất yêu mến ngài vì ngài sống lời của Giám mục Roberto : Lớn với người lớn, bé với người bé, thật dễ thương đối với mọi người.

Linh mục TĐD Inhaxio đã kết luận : Cha Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị luôn cố gắng sống một cuộc đời linh mục mẫu mực có thể nói là gương mẫu cho anh em linh mục chúng tôi trong đời sống phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Ngài đã theo gương Chúa Giesu là Đấng đã đến trần gian không phải để được người ta hầu hạ phục vụ nhưng để phục vụ mọi người cho đến chết trên thập giá. Ngài luôn trung kiên với Chúa đến cùng, bất chấp những khó khăn, những thử thách , những gian nan trong cuộc đời tận hiến cho Chúa.

Chúng ta cùng cầu xin Chúa cho ngài được hưởng nhan Thánh Chúa là Đấng mà ngài đã hiến trọn cuộc đời mình để phục vụ.
(read more...)
0

LỊCH SỬ GIÁO XỨ KHIẾT TÂM (1968-2016)

Sunday, June 11, 2017.
 

LỊCH SỬ

Từ xa xưa kia, 60 năm về trướ́c , một vườn cao su thuộc đất nhà chung bao trùm cả hạt Chí Hoà. Dần theo lịch sử̉ của thờ̀i gian và năm tháng trôi qua vớ́i cuộc sống của con người tiến bộ, đây không còn là rừng cao su nữa, nơi mà ngày nào chủng sinh thuộc Chủng Viện Thánh Giuse dạo chơi trong nhữ̃ng ngày nghỉ lễ. Rừng cây âm u vắng lặng trở nên thị thành, văn minh của đô thị được kiến thiết.

Vị quản lý của Toà Giám Mục là Phêrô Phan Thanh Thời đã sang nhượ̣ng và chia thành lô, đặt tên đường

** Năm 1968, một số gia đình công giáo đã cư ngụ như (gia đình Ông Bích, Ông Hào, Ông Ý,…) cũng như một số anh chị em không nhà đến lập cư và cùng nhau góp ý để sao cho có ngôi “đền” thờ phượng. Nên mọi người đã đồng lòng xây dựng một mái nhà thờ.

** Đó là một số gia đình anh chị em đầu tiên ở trên các con đường: Vinh Sơn (Long Hưng), Đồng Tâm (Bến cát), Liên Minh (Ba Gia), An Tôn ( Trần Triệu Luật), Phú Hoà thuộc thành phần Thiên Chúa Giáo, chỉ có 20% là anh em bên lương. Nhà nguyện đường bé nhỏ đượ̣c dự̣ng lên là một căn nhà của bác Ry (Roanh), trên đườ̀ng Vinh Sơn - tên một Vị Thánh, nay là đường Long Hưng với mái tole vách lá lụp sụp.

** Nhà nguyện đường bé nhỏ đượ̣c dự̣ng lên là một căn nhà của bác Ry (Roanh), trên đườ̀ng Vinh Sơn - tên một Vị Thánh, nay là đường Long Hưng với mái tole vách lá lụp sụp.

Nhà Thờ Năm 1968

** Năm 1970, một ân nhân từ Vũng Tàu (Rạch Dừa) thấy cảnh tình đáng thương , " Mái nhà thờ phượng lụp xụp" nên đã ngỏ ý cho một sườn nhà tiền chế, thế là mọi người động viên nhau đóng góp công sức của cải để cho có nơi thờ phượng xứng đáng. Và cũng nhờ gia đình Bác Bích có xe tải nên đã nhờ̀ 2 ông bà cùng bà con đi chở vật liệu về để xây dựng nhà thờ phượng khang trang hơn. Nói "Khang trang hơn" nhưng cũng chỉ là "Nóc tole hùng vĩ, sườn sắt vững chắc, còn xung quanh thì đóng bằng vài tấm ván và tole vá víu dướ́i chân. Phần trên cao thì trống trơn. Nắ́ng vẫn rọi chiếu vào, mưa vẫn ướt tạt vào lúc đang dâng lễ. Lúc ấy chỉ có một cái bàn thờ cổ và vài cái ghế. Một số gạch ống và ciment mua về chưa kịp xây dự̣ng còn bỏ dở̉ cho đến ngày giải phóng.

** Từ năm 1970 cho đến ngày giải phóng, Cha Dương là ngườ̀i thườ̀ng xuyên đến dâng lễ mỗi Chúa Nhật.

** Sau 30/4/1975, không Linh mục nào đến đây dâng lễ nữ̃a. Bất ngờ giáo dân được tin có Thánh Lễ đêm Giáng Sinh. Đêm sinh nhật 24/12/1975 do Linh Mục Vị dâng lễ vớ́i số ngườ̀i khoảng 100, không đèn neon, không bàn ghế, giáo dân kẻ đứng, người ngồi xuống đất. Chỉ có ban Thánh nhạc của Cha mang đến, vớ́i một hang đá và vài ngọn nến leo lét, " thật là hang Belem" ngoại ô của thành phố Sài Gòn. Người ta vẫn gọi nhà thờ này với tên độc đáo nhà thờ "Gỗ".

Thánh Lễ an táng trong ngôi nhà nguyện xưa

Đức Cha về ban Bí Tích Thêm Sức

** Năm 1978, dần dần số giáo dân lên đến vài trăm, Thánh lễ mỗi thứ́ 6, thứ́ 7 đầu tháng, các ngày lễ trọng và mỗi Chúa nhật - sáng 5g, chiều 17g. Lúc bấy giờ Linh mục Vị vẫn phụ trách vớ́i chứ́c vụ phó xứ́ của Chí Hoà. Mưa nắ́ng và phải dâng lễ 2 nơi, Linh mục Vị ốm nặng không đi lại dâng lễ được nữa.

** Đầu năm 1979, Linh mục J.Bat Hồ Văn Vui và Linh mục Antôn Thanh thay phiên nhau dâng lễ tu bổ lại, nếu không thì khó dâng lễ vào lúc mưa giông gió lớn.. Nhưng tu bổ bằng vật liệu nhẹ như ván ép, carton, tole , trang bị thêm một số bàn ghế dư của xứ Chí Hoà và của nhà tĩnh tâm Batania bỏ ra. Lúc này Cha Thanh dựng tượng Đức Mẹ, xin bảng hiệu nhà thuốc FATIMA đã bỏ đem về gắ́ng làm tướ́c hiệu nhà thờ̀ FATIMA.

** Cũng trong thời gian này, Linh Mục Vị thay Cha Vui chăm sóc các Cha già hưu tại nhà hưu dưỡng Chí Hoà. Linh Mục Vị vừa lo cơm ngày 3 bữa cho 6 Cha hưu là Cha Đại, Cha Vinh, Cha Chiếu, Cha Thái, Cha Hanh và Cha Học, vừa đi đi về về dâng Lễ cho giáo xứ Khiết Tâm.

** Tháng 11/1980, xảy ra việc nhiều ngườ̀i nói Đức Mẹ khóc, và cũng thờ̀i gian này Linh mục Thanh nghỉ không dâng lễ nữa. Hai Linh mục Vui và Vị quay trở lại thay phiên dâng lễ, mỗi ngườ̀i một tuần. Thờ̀i gian này nhà thờ sắ́p đổ tung khi mưa dông to, và mối mọt ăn toàn diện các vách được làm bằng vá ép và carton.

** Trước một tuần Linh Mục Vị nhận bài sai, thì Cha Quản Hạt Hồ Văn Vui bán một organ của nhà thờ do Ông Nhuận (giáo dân) tặng được 14,000 đồng để mua 24 bao xi măng và 4 thiên gạch đặt ở trước cổng nhà thờ và để lại sổ tài chánh cho Linh Mục Vị là 3,794 đồng. X Ngày 11/04/1981, Đức tổng Phaolô Nguyễn Văn Bình chính thức ban bài sai số 41/81VP cho Linh mục Vị phụ trách và chịu trách nhiệm trướ́c Toà Giám mục như một nhà xứ " Quasi Parochus" Trước tình trạng nhà thờ như thế, chuyện bất chẳ̉ng đừ̀ng, bà con giáo hữ̃u buộc Linh mục phải xử̉ thế. Không sử̉a thì không được an toàn, mà sửa thì không có tiền. Linh mục Vị họp bà con bằ̀ng Tình - Nghĩa - Trí - Tín chứ́ không bằng địa vị của một Cha xứ, hoặc Tài - Đức hay Tiền - Bạc, mà chỉ đến để phục vụ mọi ngườ̀i. Mong bà con cầu nguyện và ngài tuyên bố sẽ sửa nhà thờ. Linh Mục Vị đã cầu nguyện xin Đứ́c Mẹ “Nếu Mẹ muốn làm sáng danh Con Mẹ, để có một đền thờ Con Mẹ ngự̣ thì xin Mẹ trợ giúp”.

** Ngày 2/05/1981: Khởi công xây dựng mà không một lời khuyên xin hoặc quyên góp của ai, chỉ tuỳ ai có lòng nghĩ đến thì giúp.

** Ngày 11/06/1981: Nhà thờ hoàn thành với 2 nhóm thầu làm cấ́p tốc.

** Sau khi Họ Đạo vừa thành lập và xây cất xong, cũng không quên ơn các anh chị: Quân, Kim Anh, Diệp, Thuỷ, Nhung cùng với các thầy: Hải, Vinh, Trung, Hoàng đóng góp đi vào ban Thánh ca hoà hợp làm một để ca ngợi Thiên Chúa. Đến nay ban Thánh Ca được tiến triển dù các anh chị có số đã lập gia đình, nhưng vẫn tiếp tục nhờ các anh chị Hiền, Phụng, Thuỷ, Vinh.

** Ngày 12/07/1981 : Khánh thành đơn sơ.

** Ngày 13/07/1981: Nhân dịp Đức Phaolô Bình về ban phép Thêm sức cho lớp giáo lý đầu tiên trong họ đạo, Linh mục Vị xin ý kiến Đức Tổng đặt tên cho nhà thờ là Khiết Tâm Tân Bình. Chọn Thánh Quan thầy là Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ.

** Năm 1987: Đệ trình lên tòà TGM xác nhận ranh giới giáo xứ. 


Bữa cơm khánh thành nhà thờ

*** Ngày 15/03/1991: Để thuận tiện cho linh mục Vị dâng lễ và phục vụ tại Khiết Tâm, không phải đi về giữa Chí Hòa và Khiết Tâm, nên giáo dân đã mua căn nhà 26 Long Hưng để Cha xứ lưu trú với mong ước Cha xứ lưu trú đến mãn phần.



** Năm 1991, Một giáo dân tặng một ảnh tượng Đức Mẹ, mong muốn được đặt trước ban công nhà thờ, và đổi lại Cha xứ ghi âm những bài giảng về Đức Mẹ cho bà nghe. Cũng trong năm này, giáo xứ đã trùng tu nhà thờ và sửa lại căn nhà của cha xứ.

** Ngày 01/07/1994: Làm gác chuông.

** Ngày 21/09/1994: Đức Cha phụ tá làm phép chuông.


** Ngày 01/07/1995: Trái tim nhỏ bé Khiết Tâm hoà cùng với trái tim Tổng Giáo Phận TP. HCM 


Thánh Lễ đưa tang Đức Giám Mục Phaolo tại Tòa TGM.

** Tháng 05/1996: Đức Giám Mục Giacobe Nguyễn Văn Mầu đã về Giáo xứ Khiết Tâm dâng Thánh Lễ đồng tế mừng 28 năm chức vụ Tư Tế của Linh Mục Vị và các anh em Linh Mục lớp 68.

Đức Cha Giacobe giảng trong Thánh Lễ Đồng Tế

** Ngày 04/04/2004 (Chúa Nhật Lễ Lá) đã xảy ra một sự cố về điện, hệ thống dây điều khiển ánh sáng nhà thờ bốc cháy đã làm cho Thánh Lễ bị mất điện khi đang Hiệp Lễ. Do đường dây điện quá cũ nên không chịu nỗi áp lực của dòng điện ngày càng nhiều của giáo xứ, nhưng cũng nhờ Mẹ mà ngọn lửa đã kịp lụi tàn khi mà nơi xảy ra cháy ở gần những ngôi sao bằng giấy mà giáo xứ để dành lại để sử dụng năm sau.

Ngay buổi trưa đó Cha xứ đã bàn bạc với một số anh em giới trẻ trong xứ để tìm ra giải pháp an toàn cho hệ thống điện nhà thờ, và sau cùng đã đưa ra kết luận làm mới 100% hệ thống dây điện và tủ điều khiển. Thời gian thi công là 1 tháng do Anh Hoàng và Anh Hớn phụ trách. Bảng vẽ hệ thống điện nhà thờ do anh Hoàng vẽ và Anh Hớn phụ trách thi công.

** Ngày 04/05/2004 sau 1 tháng thi công đường dây điện đã hoàn thành công trình, nhưng do áp lực điện tiêu thụ quá lớn khoảng 85A mà đồng hồ chỉ có 20-40A, nên cha xứ cùng anh em thống nhất xin dòng điện 3 pha. Nhờ ơn Chúa và Mẹ Maria nên ngày 07/05/2004 nhà thờ đã có dòng điện 3 pha. Nên hệ thống điện nhà thờ đã hoàn hảo. Cùng với ánh sáng , anh em xin Cha xứ làm lại hệ thống âm thanh. 

** Ngày 10/08/2004: Mua mới dàn âm thanh gồm: Mixer, Equalizer FBQ, Power JPA, Loa hộp BS, Micro desktop, Dây + Jack .

** Ngày 24/04/2004: Thiết lập hệ thống âm thanh nhà thờ (theo hình vẽ)

** Ngày 30/6/2007: Bổ sung hệ thống âm thanh ca đoàn nhà thờ: Amply, Mixer (bàn chỉnh), Equalizer (bộ lọc), Micro, Loa .

** Ngày 05/05/2008: Lập hệ thống chuông điện.

** Năm 2013: Nâng cao 2 mái bên cánh gà, thay mái tole bằng tấm lấy sáng Polycarbonate.

** Ngày 01/08/2015: Mua thêm Mixer Dynacor CMS-1600-3MIG (Germany)




** Tháng 05/2015: Chuẩn bị năm Thánh Lòng Thương Xót, giáo xứ đã thay la-phông nhà thờ, lắp đặt máy lạnh, toilet,.




*** Ngày 21/11/2016 : Nhận Quyết Định về hưu



*** Ngày 05/04/2017 : Linh mục Vị bàn giao tài sản nhà thờ Khiết Tâm cho đại diện Ban Thường Vụ Giáo Xứ.



*** Ngày 10/04/2017 : Linh mục Vị và đại diện Ban MV Giáo xứ bàn giao tất cả các chúng từ kê biên của Giáo xứ Khiết Tâm cho Cha Quản Nhiệm Clément Lê Minh Trung, Nhưng do Cha quản nhiệm bận đi Mỹ nên không nhận.



*** Ngày 09/06/2017 : Linh mục Vị và đại diện Ban MV Giáo xứ bàn giao tất cả các chúng từ kê biên của Giáo xứ Khiết Tâm cho Cha Quản Nhiệm Clément Lê Minh Trung (lần 2)



(read more...)
0

THƯ MỤC VỤ THÁNG 12/2016: ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI MÔN ĐỆ ĐỨC KITÔ

Wednesday, November 30, 2016.

Trọng Kính Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em,  

1. Người môn đệ Đức Kitô là tinh thần từ bỏ

Chúa Giêsu dạy :" Nếu ai muốn làm môn đệ Thầy, thì hãy từ bỏ mình, vác thánh giá mình mà theo Thầy (Mt16,24). Ngài khẳng định :"Ai không từ bỏ tất cả những gì mình có, sẽ không thể là môn đệ Thầy" (Lc14,33)

Từ bỏ: đâu là dứt bỏ những dín bén  xấu, những ham muốn bất chính không phải đối với những của cải vật chất, mà cũng đối với của cải tinh thần như danh vọng, uy tín, ý riêng,...

Từ bỏ là ra khỏi cái tôi ích kỷ, bỏ con người cũ, trở nên con người mới (Col 3-9-10). Từ bỏ là chấp nhận hy sinh, khiêm tốn chôn vùi như lời Chúa dạy "nếu hạt giống rơi xuống đất mà thối đi, nó sẽ nảy sinh hoa trái (Ga 12-24).

Từ bỏ như thế là để gắn bó chặt chẽ với Thánh ý Chúa, như theo Chúa Giêsu đã nói: "Không phải theo ý con người, nhưng theo ý Cha mà thôi" (Lc22-42).

Từ bỏ như thế là tập trung vào Đức Kitô. Chính nhờ Người, với Người và trong Người mà ta sống và sinh hoạt.

Từ bỏ như thế là sống phục vụ vị tha, không tìm vui sướng nào ngoại sự vui sướng được liên kết mật thiết với Đức Ki tô như lời Ngài phán: "Thầy là cây nho, các con là nhành " (Ga5-5).

2. Người môn đệ Đức Kitô là tinh thần bác ái

Chúa Giêsu phán : "Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau" (Ga 13-85).

Tình yêu thương đối với nhau phải là tình yêu thương giống tình yêu thương của chính Chúa Giêsu dành cho chúng ta. Chúng ta hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương chúng con (Ga 15,12). Suốt cuộc đời Chúa Giêsu là một sứ điệp tình yêu. Tình ngài xót thương. Tình Ngài cứu độ. Tình Ngài chữa lành. Tình Ngài tha thứ. Tình Ngài phục sinh. Ngài thương ta đến nỗi đã thí mạng sống vì ta "Thiên Chúa đã yêu thế gian, đến nỗi đã ban con một của Người, không phải để xét xử thế gian, nhưng để nhờ Ngài mà thế gian được cứu (Gal 3-16-17).

Đây là sơ lược về vị tha từ bỏ, về tình yêu bác ái.

Hai đặc điểm này, con người môn đệ Đức Kitô sẽ là chứng nhân sống động của Tin Mừng cứu độ. Tin Mừng phục sinh, họ sẽ có khả năng giới thiệu Đức Kitô một cách có sức thuyết phục, người môn đệ này sẽ là một thứ dấu Thánh ("Kitô = sức dầu) thiêng liêng đem lại lợi ích cho mọi người.

Ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho mọi người chúng ta đặc biệt là cho gia đình ta, cho mọi người được biết ơn cộng tác với Chúa Thánh Thần trong việc huấn luyện mình, rèn luyện mình thường xuyên, tập luyện kỹ lưỡng về hai đặc điểm này quan trọng. Được như vậy, Tin mừng sẽ loan truyền cho nhau (trước hết là cho vợ chồng con cái ) và tiếp đến sẽ được ban truyền cho mọi người xung quanh mà chúng ta gặp gỡ và tiếp xúc trong đời thường của nhau hằng ngày.

Xin Mẹ Maria là nữ vương các tông đồ, xin Chúa Thánh Thần soi sáng và hướng dẫn con luôn là môn đệ của Đức Kitô.

Linh Mục Gioan Kim Khẩu Trì Công Vị

(read more...)
0

THƯ MỤC VỤ THÁNG 11/2016: SỐNG THỰC HÀNH TÌNH THƯƠNG THIÊN CHÚA

Monday, October 31, 2016.

 

Trọng Kính Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em,  

NĂM THÁNH - MÙA CHAY LÒNG THƯƠNG XÓT
"CẦU NGUYỆN - ĂN CHAY - VÀ LÀM PHÚC"

Anh em thân mến, có 3 việc giúp Đức Tin được đứng vững, lòng đạo đức chắc chắn và nhân đức được bền bỉ. Ba việc đó là: Cầu nguyện - Chay Tịnh - Làm Phúc

1. Cầu nguyện là gõ cửa - Ăn chay là được nhậm lời - Làm phúc là nhận lãnh . Ba việc này chỉ là một và bổ túc lẫn cho nhau.

Chay tịnh là linh hồn của cầu nguyện, và làm phúc là sự sống của chay tịnh. Đừng ai tách rời ba việc này, vì chúng không thể tách rời nhau được. Ai chỉ làm một trong ba, hay không làm đủ cả BA MỘT TRẬT, là chẳng làm gì hết. Vì thế ai cầu nguyện thì cũng giữ chay, ai giữ chay thì cũng phải làm phúc. Ai cầu xin mà ao ước được Chúa nhậm lời, thì phải nghe lời người khác xin mình. Ai không từ chối lắng nghe lời người khác thì dễ dàng được Chúa lắng nghe.

2. Người chay tịnh phải tìm hiểu người ăn chau. Ai mong ước được Chúa thông cảm điều mình đói khát, hãy thông cảm với người đang đói khát, hãy thông cảm với người đang đói khát. Ai mong được thương xót, hãy thể hiện lòng thương xót. Ai kiếm tìm lòng tốt, hãy làm điều tốt. Ai muốn đực người ta cho mình, thì hãy cho người khác đi. Thánh hiền dạy "Kỳ sở bất dục, vật thi ư nhân". Điều mình không muốn người làm cho mình thì mình đừng làm cho người. Chúa Giêsu dạy tích cực; Điều mình muốn người ta làm cho mình, thì mình hãy làm cho người ta trước đi. Người cầu xin cho mình điều chính mình đã từ chối kẻ khác, quả là người bất lương.

Này bạn, bạn trở nên mẫu mực về LÒNG THƯƠN XÓT. Nếu bạn muốn được thương xót như thế nào, bao nhiêu, mau lẹ chừng nào, thì chính bạn HÃY THƯƠNG XÓT người khác mau lẹ cũng dường ấy và cũng một cách thể như vậy.

3. Vì vậy, cầu nguyện - chay tịnh - làm phúc cả ba việc hợp lại thành một, vừa là bênh vực vừa là biện hộ, vừa là lời cầu xin cho chúng ta theo ba hình thức.

Điều chúng ta đánh mất do thái độ khinh thường, chúng ta phải chiếm lại bằng chay tịnh. Ta hãy dùng CHAY TỊNH và HIẾN TẾ tâm hồn ta, vì chúng ta chẳng có gì xứng đáng hơn để tiến dâng cho Thiên Chúa như Lời Ngôn Sứ " Lạy Chúa, tế phẩm con dâng Ngài, là tâm hồn tan nát, một tấm lòng ta nát dày vò, Ngài sẽ chẳng khinh chê".

Này bạn, hãy dâng tâm hồn cho Chúa, hãy dâng của lễ là việc chay tịnh để có được một hiến lễ tinh tuyền, một tế phẩm thánh thiện, và một lễ vật sống động, một lễ vật vừa tiến dâng cho Chúa, vừa còn lại cho bạn.

Ai không tiến dâng cho Chúa như vậy, người đó không thể được tha thứ vì họ vẫn còn chính bản thân mình để tiến dâng.

4. Thế nhưng để của lễ đó Chúa chấp nhận, phải có lòng thương người kèm theo. Việc chay tịnh không làm nảy sinh ra hoa trái, nếu không được lòng thương xót Người vui tươi, việc chay tịnh sẽ khô héo, nếu lòng thương người bị cạn kiệt, như mưa cần cho đất thế nào, thì lòng thương người cũng cần cho chay tịnh như thế. Dù người giữ chay có vun sới tâm hồn, có thanh tẩy thân xác, có diệt trừ nết xấu, có gieo trồng nhân đức, nhưng nếu không có tưới nước "lòng thương người", thì cũng chẳng thu hoạch được hoa trái nào cả.

Nếu bạn là người chay tịnh, nếu bạn không có lòng thương người, ruộng đồng của bạn (tâm hồn) sẽ chẳng trổ sinh hoa trái.

   a). Bạn giữ chay thì kho lẫm (tâm) bạn sẽ đầy tràn, miễn là bạn rộng tay làm phúc

   b). Bạn đừng vì giữ của mà phải thiệt thòi, hãy thu tích bằng cách bạn PHÂN PHÁT RỘNG RÃI.

Bạn ơi hãy làm phúc cho chính bạn, bằng cách làm phúc cho người túng thiếu nghèo khổ, vì nếu chúng ta không chịu cho người khác thì chính chúng ta cũng sẽ chẳng được gì.

BÁT PHÚC "Ai đó xót thương, thì sẽ được thương xót".

Linh Mục Gioan Kim Khẩu Trì Công Vị.


(read more...)
0

THƯ MỤC VỤ THÁNG 10/2016: HÃY GẮN BÓ VỚI THIÊN CHÚA DUY NHẤT CHÂN THẬT VÀ TỐT LÀNH (Phỏng theo Thánh Ambrosio)

Friday, September 30, 2016.

 

Trọng Kính Ông Bà Cô Bác Anh Chị Em,  

"Lòng ngươi ở đâu, kho tàng ở đó".

 Thiên Chúa rất mực yêu thương và tự mạc khải “Deus Caritas Est” Thiên Chúa là Tình Yêu (1G-16) không bao giờ từ chối bạn điều tốt lành cho những ai cầu xin. 

Vì Thiên Chúa tốt lành và đặc biệt với ai Tin – Cậy vào Người. Nên chúng ta hãy gắn bó với Người. Hãy đem cả tâm hồn, trái tim và sức lực của mình mà sống với Người, hầu ở được trong ánh sáng của Người, được chiêm ngưỡng vinh quang của Người, và được hưởng niềm hoan lạc của Tình Yêu vĩnh hằng. Người là sự thiện, chúng ta hãy hướng lòng trí về Người, hãy ở trong Người, sống thân mật trong Người, bám chặt vào Người. Người là sự thiện, vượt lên trên mọi sự hiểu biết và suy nghĩ. Một sự thiện luôn tràn đầy bình an, và thanh thản, một sự bình an vượt trên mọi sự hiểu biết và cảm giác. 

Người là sự Thiện thâm nhập vạn vật và tất cả chúng ta sống trong sự thiện đó, tuỳ thuộc vào sự thiện đó. Chẳng có gì vươn lên trên sự thiện đó được, vì sự thiện này siêu phàm. Chẳng ai tốt, cũng chẳng nhân từ và giàu lòng thương trừ có một Thiên Chúa . Điều gì tốt lành là của Chúa; Điều gì của Chúa cũng tốt lành. Vì vậy khi nói: Lúc Chúa mở tay là vạn vật thoả thuê ơn phúc. Quả vậy, Thiên Chúa Đấng tốt lành đã ban cho chúng ta mọi sự “tốt lành”. Thiện hảo không có gí là xấu. Những ơn lành do Lòng Thương Yêu của Thiên Chúa đối với con người. Kinh Thánh đã nói cho các tín hữu như lời chép: “các ngươi sẽ ăn những của tốt lành trong xứ”. Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô chúng ta luôn mang nơi thân mình sự chết của Đức Kitô để sự chết của Đức Kitô cũng được biểu lộ nơi thân mình chúng ta. 

Chúng ta sống, nhưng không còn là chúng ta sống, mà là Đức Kitô sống trong chúng ta “vivo non jam vivo, sed Deus vivit in me”. Một đời sống trong trắng thanh tịnh, đơn sơ, và đủ mọi nhân đức. Chúng ta đã sống lại với Đức Kitô , “Nên hãy sống trong Người, hãy tiến lên trong Người, để ở dưới đất này con rắn không thể cắn vào gót chân chúng ta nữa. 

Kết: Chúng ta hãy trốn khỏi nơi nầy, tinh thần chúng ta có thể trốn xa, dù xác chúng ta bị cầm giữ. Chúng ta có thể vừa ở đây, vùa ở trước mặt Thiên Chúa . Linh hồn chúng ta vẫn gắn bó mật thiết với Người, nếu trong tâm trong trí tưởng chúng ta vẫn tiến bước sau Người , nếu nhờ Đức Tin chứ không cần mắt thấy, chúng ta vẫn theo sát bên Người. Nếu chúng ta cứ ẩn thân với Người, Người quả là nơi nương náu, là sức mạnh như vua Davit nói “Con ẩn náu nơi Ngài và con không bao giờ thất vọng”. 

Vậy Thiên Chúa là nơi nương ẩn, mà Thiên Chúa lại ở trên trời, trên các tầng trời, nên phải trốn khỏi đây, mà tới đó là nơi được an bình nghỉ ngơi. Không phải lao nhọc, nơi ăn mừng đại lễ SABAT như Maisen nói “Trong những năm sa-bát hưu canh, các ngươi vẫn có của ăn. Được nghỉ ngơi trong Thiên Chúa và được ngắm nhìn phúc lạc của Người, đó chính là một bữa tiệc đầy hoan lạc thảnh thơi. Như nai rừng, chúng ta hãy chạy trốn tìm về các nguồn nước. Vua Đa-vít khao khát gì, linh hồn chúng ta cũng hãy khao khát nấy. Suối đó là suối nào? Bạn hãy nghe người nói: Ngài quả là nguồn sống. Chớ gì linh hồn tôi nói với suối này: Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan? Quả vậy, suối đây là Thiên Chúa. TÌNH YÊU – AN BÌNH VÀ TRÀN ĐẦY ÁI ÂN THƯƠNG XÓT.

Linh mục Gioan Kim Khẩu Tri Công Vị

(read more...)
 
Cố Linh Mục Gioan Kim Khẩu Trì Công Vị © Copyright 2010 | Design By Blogger |